Cũng là mẫu câu sai khiến nhưng được sử dụng với nghĩa X phó thác hoặc cho phép Y thực hiện hành động nào đó. Nếu là tự động từ thì sau Y không sử dụng trợ từ 「を」, mà phải dùng trợ từ 「に」. Hơn nữa đối với cả nội động từ và ngoại động từ nếu sử dụng những từ như 「好き」 (yêu, thích), 「自由」 (tự do), v.v... thì không còn tính chất sai khiến, bắt ép một cách cưỡng chế, mà thiên về ý nghĩa phó thác hoặc cho phép. Nói chung dạng sai khiến trong tiếng Nhật phải hiểu hết sức linh hoạt, phải dựa vào ngữ cảnh để dịch sang tiếng Việt là “bắt” hoặc “cho”.
先生は生徒たちに好きな所へ行かせました。
Giáo viên cho phép học sinh đi đến nơi các em thích.
父親と母親は子どもたちに自由に意見を しゃべらせました。
Bố và mẹ cho phép con cái tự do phát biểu ý kiến.